Insight and More: Cập nhật xu hướng Social Media 2023

Insight and More: Cập nhật xu hướng Social Media 2023

Insight and More: Cập nhật xu hướng Social Media 2023 1200 627 Sunmedia

Insight and More (viết tắt: IAM) thuộc chuỗi ấn phẩm được phát hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và những người làm nghề về social media cập nhật những xu hướng mới nhất và tìm ra giải pháp xây dựng thương hiệu, tối ưu truyền thông trên mạng xã hội.

Năm ngoái, các marketer đã cùng vượt qua đại dịch để bước vào một bối cảnh về ngành truyền thông trực tuyến mới: Siêu dữ liệu càng ngày càng lớn để trang trí các bức tường của các ngôi nhà kỹ thuật số, ví tiền điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ trong trung tâm mua sắm ảo ngày càng được ưa chuộng. Các nền tảng mạng xã hội đang tạo ra những lãnh thổ riêng và trở thành một phần của cuộc sống, tác động mạnh mẽ vào các xu hướng diễn ra trong năm 2023.

Trong bối cảnh này, những nhu cầu mới bắt đầu xuất hiện. Liệu các thương hiệu đã học được cách triển khai tốt nhất trong một thế giới Internet nhiều thay đổi trong năm sau? Các nhà sáng tạo nội dung có còn phù hợp với thời đại mới? Việc đăng chéo trên các nền tảng có còn hữu dụng?

Hãy tìm hiểu về một tiếng nói mới, giải pháp mới để vượt qua những thách thức của năm sau, khi mà mọi thứ chồng chéo nhau và đầy sự hỗn loạn từ xã hội, từ những biến động trên Internet và trên mạng xã hội, thông qua ấn phẩm “IAM #3: Social Media Trends 2023”.

  • Hẳn là mỗi người chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu nói đúc kết từ bài học đối nhân xử thế của người xưa, tuy đã qua bao năm tháng nhưng nay vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cho những người làm Marketing nói riêng và doanh nhân nói chung suy ngẫm. Thật vậy, đối với mỗi người làm Marketing – thấu hiểu insight khách hàng là một trong những điều kiện cần để vẽ nên chiến dịch marketing thành công và là điều kiện đủ để bán được hàng.
  • Insight khách hàng là gì?

    “Biết người – biết ta. Trăm trận trăm thắng”

    Trước khi tìm hiểu cách tìm insight khách hàng, hãy dành một vài phút định hình chính xác customer insight là gì. Để có thể định nghĩa được khái niệm này, bạn hãy tham khảo một số câu hỏi sau:

    • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
    • Họ có mong muốn gì?
    • Họ có thói quen gì?
    • Hành vi mua hàng của họ ra sao?
    • Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào?

    Đáp án những câu hỏi đó là nhân tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho thuật ngữ mà MarketingAI muốn nhắc đến trong bài viết.

    Insight khách hàng chính là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt – làm khách hàng thoả mãn và tin dùng sản phẩm.

  • Cách tìm kiếm Insight khách hàng

    Hiện nay, marketing đã liên tục thay đổi diện mạo của mình, nó khác biệt hơn rất nhiều so với vài năm trước. Để nắm bắt xu thế đấy, người làm marketing cần phải nhạy bén mới có thể có cách tìm insight khách hàng một cách chính xác. Dưới đây là 7 bước tìm insight khách hàng bạn có thể thử để từ đó mang lại cho khách hàng những trải nghiệm có giá trị.

    Bước 1: Vẽ chân dung mục tiêu

    Để có thể hiểu khách hàng mục tiêu cần nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng. Những thông tin cơ bản như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, sở thích…sẽ là tiền đề để tìm ra insight khách hàng sau nào.

    Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

    Nhu cầu khách hàng bắt nguồn từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng.

    Vì vậy, việc nên danh sách nhóm nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các marketer có thể tìm ra những insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên cứu của các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

  • Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

    Phân tích đối thủ cạnh tranh dựa vào những chiến lược truyền thông, quảng cáo đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm yêu cầu, tâm lý nào của khách hàng mục tiêu. Đây là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight khách hàng chính xác. Đừng bao giờ bỏ qua bước này, vì có thể đối thủ đi trước đã có những cách tiếp cận sai hoặc thông điệp của họ chưa đủ mạnh mẽ.

    Bước 4: Khảo sát thực tế

    Bởi vì insight là những gì ẩn giấu rất sâu trong vỏ bọc tâm lý và nhu cầu của khách hàng. Thậm chí đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thực sự của họ là gì

    Vì vậy, các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketer thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng.

    Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ…qua việc đặt những câu hỏi , lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

    Bước 5: Tổng hợp số liệu, thông tin

    Từ các bước nghiên cứu trên, nghiên cứu nhóm nhu cầu của khách, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế các marketer cần có quy trình chính xác để lưu lại thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu này mang tính khách quan.

    Bước 6: Phân tích số liệu

    Sau khi đã tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bộ phận marketing cần có những cách phân tích insight khách hàng dựa trên số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.

    Bước 7: Xác định insight khách hàng

    Từ các kết quả thu được nhà làm marketing sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra insight của khách hàng.

    Khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu có chính xác hay không. Đừng vội vàng để mang insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Vì làm gì cũng sẽ có những rủi ro nhất định.

    Vậy nên hãy thử nghiệm insight này trên cấp độ nhỏ hơn chiến dich hoặc một chiến dịch nhỏ đển xem xét đánh giá phản hồi của khách hàng.

  • Sự khác biệt giữa Insight và Market Research là gì

    Market research (khảo sát thị trường)

    Chỉ những việc tìm kiếm, thu thập thông tin của khách hàng và thị trường. Khảo sát thị trường giúp cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường cũng như quy mô và các đối thủ cạnh tranh trong thị trường đó. Ngoài ra nó còn giúp tìm và phát hiện những khách hàng tiềm năng trong khu vực. Tóm lại, khảo sát thị trường cung cấp số liệu cũng như kiến thức về thị trường cho doanh nghiệp.

    Insight

    Đây cũng là hoạt động tương tự như khảo sát thị trường, tuy nhiên nó có vài điểm khác chút đó chính là nó chỉ magn tính gợi ý những hành động có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Có thể nói, Insight vừa cung cấp số liệu cho doanh nghiệp, vừa giải thích doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược gì từ những số liệu vừa thu thập được.

    Tóm lại, Market Research giải thích thị trường và tìm ra được đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là ai. Còn Customer insight giải thích việc tại sao khách hàng lại thực hiện hành vi đó trên thị trường để từ đó giúp daonh nghiệp nâng cao sự hài lòng, từ đó giúp khách hàng gắn bó và tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn.

  • Ví dụ về insight khách hàng

    Ví dụ 1: Nghiên cứu customer insight để tăng doanh thu bán hàng

    Một công ty cung cấp các thiết bị di động sau khi phân tích insights, họ nhận ra khi khách hàng mua điện thoại di động, những người này thường mua thêm các thiết bị kèm theo như ốp lưng, miếng dán màn hình, tai nghe,… Vì vậy công ty này đã tung ra chính sách khi mua các thiết bị di động, khách hàng sẽ được mua kèm các phụ kiện với giá ưu đãi. Từ việc này đã kích thích được khách hàng mua nhiều hơn, doanh thu của cửa hàng cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

    Ví dụ 2: Áp dụng insight khách hàng để tiếp cận khách hàng

    Mỗi người sẽ có những mong muốn riêng vì vậy doanh nghiệp của bạn chắc chắn không thể áp dụng được nhu cầu của toàn bộ người trên toàn thế giới. Chính vì vậy cần phân tích insights để doanh nghiệp có thể nhận biết được đâu là những người sẽ phù hợp với sản phẩm của họ, những ai có thể sẵn sàng bỏ tiền ra cho doanh nghiệp của mình. Khi đó, thay vì phải tiếp thị đến hơn 7 tỷ người trên thế giới, họ cần lên kế hoạch tiếp cận những khách hàng tiềm năng nhất, hiệu quả cao hơn rất nhiều.

    Ví dụ 3: Dự đoán xu hướng tương lai

    Chẳng ai có thể dự đoán được việc xuất hiện của một chiếc máy tính xách tay. Lúc trước, kích cỡ của chiếc máy tính đầu tiên là một chiếc máy tính văn phòng. Về sau này, những nhà khoa học và các chuyên gia tâm lý đã phân tích những hành vi tiêu dùng của khách hàng nên đã dần cải tiến những sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của con người. Vì vậy, muốn phát triển trong tương lai, doanh nghiệp phải hiểu được nhu cầu “thầm kín” của khách hàng đưa ra những sản phẩm tốt nhất.

    Kết luận

    Việc nêu bật được lên lợi ích sản phẩm, chứng minh với khách hàng là yếu tố logic (lý trí). Những động cơ căn bản của con người là yếu tố cảm xúc. Hãy kết hợp cả 2 yếu tố trên để có 1 mẫu quảng cáo có cảm xúc nhất. Cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn đáng để khách hàng sử dụng, nó sẽ làm thỏa mãn tất cả (Tâm lý, vật chất) của họ. Trong cùng một sản phẩm với những tập khách hàng động cơ mua hàng của họ là khác nhau, hãy tìm kiếm những động cơ quan trọng nhất với tệp khách hàng đó. Cách tìm insight khách hàng khá khó nhưng các bạn nên chú ý bởi nó mới là nhân tố khiến khách hàng quyết định dùng sản phẩm.

    Có khá nhiều cách để tìm hiểu như hiểu tâm lý đám đông khách hàng, phỏng vấn khách hàng, điều tra về đối thủ cạnh tranh… Những tâm lý dù rất nhỏ nhưng nó là tận sâu trong tim khách hàng – insight khách hàng. Mục đích cuối cùng – hãy để họ tin tưởng bạn, yêu thích bạn và dùng sản phẩm của bạn

Leave a Reply

    Join our Newsletter

    We'll send you newsletters with news, tips & tricks. No spams here.

      Contact Us

      We'll send you newsletters with news, tips & tricks. No spams here.