Posts By :

Trà My

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023 1200 627 Trà My

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà

Vài lời cung chúc tân niên mới

Vạn sự an khang vạn sự lành.”

Kính gửi: Quý Khách hàng và Đối tác

Mừng xuân Quý Mão sắp đến, SunMedia xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác cùng gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc Quý Khách hàng và đối tác một năm mới dồi dào Sức khỏe – Hạnh phúc –  An khang – Thịnh vượng.

Để đảm bảo công tác thẩm định và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, SunMedia trân trọng thông báo đến Quý khách hàng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 như sau:

  • Thời gian nghỉ: ngày 20/01/2023 – 29/01/2023
  • Thời gian làm việc lại: 30/01/2023  (nhằm mùng 9 Tết)

Mọi yêu cầu hỗ trợ các dịch vụ trong dịp nghỉ tết Nguyên Đán của Quý khách hàng và đối tác công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ sớm nhất sau khi thời gian nghỉ tết kết thúc. Mong rằng trong năm 2023, SunMedia sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của Quý khách hàng và đối tác.

Một lần nữa, SunMedia xin kính chúc Quý khách hàng, Quý đối tác cùng gia đình một năm mới hạnh phúc và trọn vẹn!

Trân trọng./.

“Mua sắm kết hợp giải trí” – 5 chiến lược chiếm cảm tình của người tiêu dùng theo TikTok 1200 627 Trà My

“Mua sắm kết hợp giải trí” – 5 chiến lược chiếm cảm tình của người tiêu dùng theo TikTok

Liệu “mua sắm kết hợp giải trí” có trở thành con át chủ bài trong tương lai?

Với sự phổ biến của các nền tảng xã hội mới như TikTok, BeReal và Xiaohongshu, cũng như sự đa dạng của các kênh thương mại điện tử, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Gen Z đang dần thay đổi. Mới đây, TikTok đã hợp tác với Boston Consulting Group (BCG) để đưa ra một báo cáo về các cơ hội kinh doanh mới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Báo cáo này đã chỉ ra rằng “mua sắm online kết hợp với giải trí” được thúc đẩy bởi nhu cầu cảm tính của người tiêu dùng sẽ trở thành một xu hướng mới trong tương lai với nhiều tiềm năng. Trong bài viết này, TenMax đã tổng hợp lại các điểm chính của báo cáo trên để các nhà tiếp thị hiểu thêm về xu hướng này cùng 4 ngành kinh doanh chính và 5 chiến lược tiếp thị tương ứng.

Mua sắm kết hợp giải trí: Tiệm cận nhu cầu cảm tính của người dùng, hướng đến nội dung và trải nghiệm tiếp thị sâu

Thuật ngữ “mua sắm kết hợp giải trí” – Shoppertainment là sự kết hợp của “Mua sắm” – Shopping và “Giải trí” – Entertainment, với ý nghĩa thúc đẩy kinh doanh bằng việc lấy nội dung giải trí làm cốt lõi.

Nội dung giải trí đa phương tiện thường tạo ra trải nghiệm tiếp thị sâu hơn và có tính tương tác cao. Ví dụ như xem các video ngắn vui nhộn và thoải mái trên TikTok, các chương trình phát sóng trực tiếp sôi động trên Facebook và tìm hiểu các sản phẩm hoặc thương hiệu mới… đều là một phần của hoạt động kinh doanh giải trí.

Tiềm năng của kinh doanh giải trí nằm ở vai trò đáp ứng nhu cầu về mặt cảm xúc của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm. Nói đến đây, trước tiên bạn phải hiểu được 2 động cơ chung và 6 phương thức mua sắm của người tiêu dùng:

1. Nhu cầu chức năng – Functional Demand: Tập trung vào sự tiện lợi, chất lượng và tính xác thực

60% giao dịch mua sắm trực tuyến phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng chức năng. Loại hành vi mua sắm này còn được gọi là mua sắm có kế hoạch hoặc mua sắm hợp lý. Người tiêu dùng thường đã có sẵn các lựa chọn mua sắm lý tưởng trong đầu và ít linh hoạt hơn trong việc khám phá các thương hiệu xa lạ với họ. Họ cân nhắc chủ yếu dựa vào tiêu chí sau đây:

  • Thuận tiện: Tiêu chí “dễ dàng” nhất trong tâm lý người tiêu dùng, dựa trên khả năng tiếp cận và mức độ quen thuộc của địa điểm mua hàng. Ví dụ như đi đến siêu thị gần nhất để mua đồ gia dụng và nguyên liệu nấu bữa tối.
  • Nâng cấp: Người tiêu dùng có các lựa chọn “tốt hơn” trong tâm trí và sẵn sàng đi đến các cửa hàng xa hơn hoặc mua các sản phẩm chất lượng cao hơn với giá “nhỉnh” hơn một chút. Ví dụ như nếu muốn nấu lẩu cho bữa tối, bạn chọn mua thịt bò còn tươi ở chợ truyền thống thay vì mua thịt thái lát đông lạnh ở siêu thị gần nhà.
  • Tính xác thực: Là lựa chọn được “bảo đảm” trong tâm trí người tiêu dùng. Thông qua việc dùng thử tại chỗ và xem qua thông tin đánh giá, họ có thể lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như mua điện thoại mới thì đến cửa hàng thực để trải nghiệm, hay mua đồ gia dụng thì chọn sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.

2. Nhu cầu cảm xúc – Emotional Demand: Nhấn mạnh vào sự truyền miệng, niềm vui thích và sự mới lạ

40% giao dịch mua sắm trực tuyến còn lại phục vụ cho nhu cầu cảm tính, thường được gọi là mua sắm “bốc đồng” (hay còn gọi là sóng não yếu, bị lôi kéo). Người mua trông đợi vào những sự đổi mới khi mua sắm, thường hướng đến những trải nghiệm gây phấn khích và kỳ vọng. Đồng thời, họ cũng khám phá và mua hàng ở các thương hiệu mới trong quá trình này.

Loại hình mua sắm này là mục tiêu mà kinh doanh giải trí có thể thể hiện được thế mạnh của mình và cũng là trọng tâm bán hàng mà các nhà tiếp thị thế hệ mới nên nắm bắt. Mua sắm theo cảm xúc chủ yếu dựa trên 3 loại cảm xúc sau:

  • Được giới thiệu: Người tiêu dùng thường muốn “nhận được lời khuyên” và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời truyền miệng của những người nổi tiếng trên mạng, lời giới thiệu từ người thân và bạn bè, cũng như các dòng phản hồi tích cực từ cư dân mạng. Ví dụ như khi nhìn thấy người nổi tiếng trên mạng mặc quần tập yoga tôn hông, họ cũng muốn mua những sản phẩm tương tự.
  • Nuông chiều: Người tiêu dùng thích được “nuông chiều”, tự thưởng cho mình thông qua việc mua sắm và bắt kịp các xu hướng mới nhất. Ví dụ như vào dịp cuối thu – đầu đông, khi thấy thương hiệu mỹ phẩm yêu thích của mình tung ra màu son mới, bạn cũng có thể đặt hàng ngay để tự thưởng cho mình sau một năm làm việc vất vả.
  • Cảm hứng: Người tiêu dùng trông đợi vào “sự mới mẻ”, vào những trải nghiệm mới thông qua các nhãn hiệu hoặc sản phẩm mới. Ví dụ, các thương hiệu thời trang tung ra một loạt các màu sắc tương phản để thử nghiệm phong cách mới, thổi một làn gió mới vào cuộc sống thường ngày.

Đối với kinh doanh giải trí, khi phát triển nội dung giải trí đa phương tiện, marketers phải cân nhắc 3 nhu cầu tiêu dùng theo cảm xúc được đề cập trên đây và tìm ra cách khơi dậy mong muốn mua sắm của người tiêu dùng thông qua những nội dung thú vị.

4 ngành hàng giàu tiềm năng trong kinh doanh giải trí

“Liệu ngành hàng của tôi có phù hợp để phát triển nội dung giải trí không? Nếu muốn bắt đầu thì tôi phải làm gì?”. Hãy tham khảo 4 ngành hàng dưới đây để tận dụng lợi thế kinh doanh giải trí và tạo ra hiệu quả cho thương hiệu của mình.

1. Quần áo và phụ kiện thời trang

Sản phẩm thời trang bắt mắt, dễ thay đổi, rất phù hợp để phát triển các nội dung giải trí thú vị, hiện chiếm khoảng 18% thị phần kinh doanh giải trí.

Các thương hiệu có thể quay video thử quần áo, thực hiện thử thách thay trang phục hoặc thể hiện kiểu dáng và chi tiết sản phẩm. Tất cả những điều này đều có thể khơi dậy niềm hứng thú mua sắm của người tiêu dùng và họ có thể “chốt đơn” ngay lập tức.

2. Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ

Hướng dẫn làm đẹp luôn là một chủ đề phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội lớn, chiếm khoảng 14% thị phần kinh doanh giải trí. Các thương hiệu có thể giới thiệu sản phẩm thông qua hướng dẫn trang điểm, unbox sản phẩm và đánh giá, swatch sản phẩm, biến hình Before & After…

Bên cạnh đó, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể thu hút người tiêu dùng bằng cách giải thích kiến thức về chăm sóc bản thân, giáo dục sức khỏe. Các thương hiệu thậm chí có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực này và người nổi tiếng chia sẻ kinh nghiệm của họ, làm khơi dậy sự quan tâm và tăng độ tin tưởng của người tiêu dùng.

3. Thiết bị điện tử

Đối với thiết bị điện tử và gia dụng, việc đánh giá sản phẩm trước khi mua là vô cùng cần thiết. Với khoảng 10% thị phần kinh doanh giải trí, các thương hiệu nên tập trung phát triển các chủ đề đánh giá thú vị, cung cấp thông tin toàn diện về sản phẩm.

Thêm vào đó, ứng dụng thực tế của sản phẩm cũng nên được thể hiện qua các nội dung giải trí để người tiêu dùng dễ dàng hình dung được việc sử dụng cũng như tính năng của sản phẩm này trong sinh hoạt của họ.

4. Đồ ăn thức uống

Hình thức trình bày của sản phẩm mảng này luôn luôn bắt mắt và phù hợp với nội dung sáng tạo, hiện chiếm khoảng 13% trong thị trường kinh doanh giải trí. Ví dụ như những nội dung unbox, mukbang, giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm hoặc đóng gói vận chuyển… có thể dễ dàng thu hút sự chú ý, kích thích sự thèm ăn và thôi thúc người mua đặt hàng.

Ngoài 4 ngành trên chiếm 55% thị trường mua sắm kết hợp giải trí, các ngành như nội thất, sản phẩm dành cho bà bầu và trẻ em, đồ thể thao, du lịch và tài chính cũng đang dần áp dụng các chiến lược tiếp thị phát triển kinh doanh theo phong cách giải trí.

Vậy bạn có tò mò về những điểm mấu chốt mà các thương hiệu cần nắm bắt khi phát triển nội dung giải trí? Hãy thử tìm hiểu 5 chiến lược do TikTok và BCG cung cấp ở phần tiếp theo.

5 chiến lược tiếp thị chính để bạn làm chủ kinh doanh giải trí

Có phải làm kinh doanh giải trí thì phải hài hước và biết làm hiệu ứng tạp kỹ? Không hẳn là vậy, bởi cốt lõi của kinh doanh giải trí là quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của người tiêu dùng và cung cấp nội dung đa dạng, sinh động. Vậy phải làm thế nào mới là kinh doanh giải trí? Hãy xem 5 điểm dưới đây:

1. Kết hợp câu chuyện và giáo dục

81% người tiêu dùng mong muốn có được thông tin thú vị hoặc hữu ích trong quá trình mua sắm. Ở cấp độ câu chuyện, đó là các chủ đề như hành trình khởi nghiệp của thương hiệu, những khó khăn trong quá trình phát triển sản phẩm, chiến lược và ý tưởng tiếp thị hay những hiểu biết sâu sắc về công đoạn sản xuất bao bì và khám phá những huyền thoại trong ngành. Những nội dung này đều có thể nâng cao mức độ được yêu thích của thương hiệu.

Còn về cấp độ giáo dục, kiến thức có thể được cung cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng, chẳng hạn như hướng dẫn các bước chăm sóc da hoặc trang điểm, thực phẩm chức năng hoạt động như thế nào hay mẹo kéo dài tuổi thọ của đồ gia dụng… Với những nội dung hữu ích này, các thương hiệu hoàn toàn có thể củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng.

2. Ưu tiên làm video

76% người tiêu dùng thích nhận thông tin mua sắm qua dạng âm thanh và video. Cụ thể, trong thời hiện đại, sự tập trung của con người bị giảm sút và họ cần những nội dung với định dạng bắt mắt, thu hút. Video ngắn sẽ là một công cụ hữu ích, ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, nhanh chóng thu hút sự chú ý của người mua và khơi dậy hứng thú mua sắm của họ.

Các thương hiệu cũng nên hợp tác với những người nổi tiếng trên mạng để phát triển nội dung video ngắn, đồng thời truyền bá nội dung đó qua Instagram, YouTube, TikTok và các nền tảng khác để tối đa hóa lợi ích tiếp thị.

3. Tránh cưỡng ép mua hàng

Theo khảo sát, 71% người tiêu dùng không thích những nội dung khuyến mãi thô và mang tính ép buộc. Kinh doanh giải trí nên tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng, khơi dậy góc nhìn thiện cảm và cộng hưởng, kích thích các lần mua tiếp theo. Bán hàng và quảng cáo theo cách quá mạnh tay, hoặc thậm chí mang tính ép buộc, có thể gây ra tác dụng ngược.

4. Trình bày chân thực là quan trọng nhất

Để kết nối với người tiêu dùng, điều cần thiết không phải là những hình ảnh lộng lẫy và tinh tế, mà là nội dung chân thành và thực tế. Điều này làm cho thương hiệu trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng và cho phép người dùng thảo luận và đánh giá, cũng như tăng thêm sự tin tưởng và tương tác của khách hàng.

71% người tiêu dùng đồng ý rằng xây dựng hình ảnh thương hiệu chân thực, chân thành và khiêm tốn có nhiều khả năng khơi dậy hứng thú mua sắm hơn.

5. Theo kịp những xu hướng và lượng truy cập thông tin

Khi sáng tạo nội dung, đôi lúc bạn sẽ cạn kiệt cảm hứng. Các thương hiệu nên chú ý đến các sự kiện mang tính thời sự và các chủ đề phổ biến, nắm bắt các xu hướng hiện hành để kết hợp với sản phẩm của mình. Như vậy, bạn có thể nắm bắt được lượng truy cập thông tin, tận dụng được những xu hướng thảo luận đang lên, và nếu công việc tiếp thị được thực hiện hiệu quả, bạn còn có thể tạo ra lượng fan hâm mộ cho thương hiệu.

Môi trường tiếp thị đang thay đổi từng ngày. Việc liên tục theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm là một nhiệm vụ quan trọng đối với những nhà tiếp thị công nghệ số.

Khi quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi và lượng sản phẩm bán ra tràn lan, làm thế nào để một thương hiệu có thể trở nên nổi bật và duy trì vị trí hàng đầu? “Kinh doanh kiểu giải trí” sẽ là một trong những giải pháp cho vấn đề này.

Thời đại kinh doanh không thể thiếu nội dung giải trí này, hãy tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu bằng nhu cầu cảm xúc, quyết tâm thúc đẩy doanh số bán hàng và củng cố vị trí cho thương hiệu của bạn bằng sự hiểu biết và óc sáng tạo.

 

7 DẠNG CONTENT MARKETING THU HÚT TƯƠNG TÁC HIỆU QUẢ 1200 627 Trà My

7 DẠNG CONTENT MARKETING THU HÚT TƯƠNG TÁC HIỆU QUẢ

Hiện nay, Content Marketing là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị. Vì vậy, các dạng content marketing ngày càng được khai thác đa dạng hơn. Cùng SunMedia tham khảo 7 dạng content marketing giúp thu hút tương tác hiệu quả ngay sau đây nhé!

Infographics

Trong thực tế, mỗi chúng ta đều bị thu hút bởi hình ảnh hơn so với văn bản, vì vậy hãy tạo nên sự hứng thú cho người đọc thông qua Infographics. Đặc biệt, dạng content marketing này sẽ càng phù hợp với những nội dung chứa nhiều số liệu bởi người đọc có thể dễ dàng xử lý, mã hóa các thông tin và đọng lại trong họ những thông tin quan trọng.

Social Media

Trong các dạng Content Marketing thu hút tương tác hiệu quả hiện nay thì không thể không kể đến social media, đây được xem là dạng content được sử dụng phổ biến bởi nó phù hợp với mọi hình thức kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nội dung theo nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút người xem và tương tác trực tiếp.
Ngoài ra, có thể kiểm nghiệm hiệu quả cực kỳ nhanh chóng, chỉ cần dựa vào các số liệu tương tác của người xem như like, share, comment đối với những nội dung đã xuất bản, bạn sẽ dễ dàng xác định được loại content mang lại hiệu quả cao đối với đối tượng mục tiêu của mình. Khi đó, có thể tạo ra các nội dung phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.

Video

Những video chất lượng sẽ luôn thu hút được một lượng lớn người xem khi nó có thể kết hợp được cả hai yếu tố là âm thanh và hình ảnh. Không chỉ ở các nền tảng như TikTok, Youtube,.. mà việc ứng dụng video trên các nền tảng mạng xã hội khác cũng được nhiều người dùng quan tâm.

Podcast

Podcast là dạng content marketing mới nhưng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sự đột phá trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Đây có thể được xem là phương thức hiệu quả để doanh nghiệp có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu trong những môi trường khó tiếp cận. Tuy nhiên, với podcast đòi hỏi người thực hiện phải có tính tỉ mỉ cao và chuyên môn nhất định thì mới có thể truyền tải thông tin một cách tự nhiên nhất.

Ebook

Ebook thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của các chiến dịch marketing nhằm tạo nên sự thu hút đối với khách hàng tiềm năng. Thông qua Ebook miễn phí bạn có thể thu thập được email của người dùng, từ đó có thể tạo ra một danh sách khách hàng tiềm năng cho chiến dịch email marketing.

GIF và meme

GIF và Meme là hai dạng content marketing phổ biến và là một nét văn hóa gần như không thể thiếu trên nền tảng Internet. Doanh nghiệp có thể tận dụng hai dạng content này để thu hút và tương tác với khách hàng của mình bằng cách tạo ra các hình ảnh mang tính giải trí cao.

Content Product Review

Đây là một dạng content marketing thu hút tương tác không thể bỏ qua. Hình thức sáng tạo nội dung này dựa trên việc đánh giá sản phẩm/dịch vụ dưới dạng bài biết hoặc video review cung cấp cho người xem góc nhìn chân thực, khách quan nhất về sản phẩm để họ có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng hay không.

Hy vọng bài viết có thể mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc!

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 1200 627 Trà My

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023

Kính gửi: Quý Khách hàng và Đối tác

SunMedia xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý khách hàng và đối tác đã luôn tin tưởng, hợp tác và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

SunMedia xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng và đối tác lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 như sau:

  • Thời gian nghỉ: Từ thứ 7 đến Thứ 2, ngày 02/01/2023
  • Thời gian làm việc trở lại: Thứ 3, ngày 03/01/2023

Mọi yêu cầu hỗ trợ các dịch vụ trong dịp nghỉ tết Dương lịch của Quý khách hàng và đối tác chúng tôi sẽ hỗ trợ sớm nhất sau khi thời gian nghỉ tết kết thúc.

Nhân dịp năm mới 2023, SunMedia xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Quý Khách hàng và Đối tác. Kính chúc Quý vị và gia đình một năm mới dồi dào Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công – An khang – Thịnh vượng!

Trân trọng./.

DIGITAL TRANSFORMATION SẼ GIÚP LIÊN KẾT MARKETING VÀ SALES NHƯ THẾ NÀO TRONG 2023? 1200 627 Trà My

DIGITAL TRANSFORMATION SẼ GIÚP LIÊN KẾT MARKETING VÀ SALES NHƯ THẾ NÀO TRONG 2023?

Bạn chắc hẳn đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ digital transformation và thậm chí có thể đang đảm đương công việc này trong doanh nghiệp của mình. Đây là cách để các công ty đưa digital vào quy trình, văn hóa cùng với việc thiết lập văn hóa kỹ thuật số.

Tuy nhiên, khi đang trải qua quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp có thể gặp phải những rào cản dẫn đến sự mất kết nối giữa các bộ phận. Trong khi đó, đối với đội ngũ kinh doanh và marketing, họ cần phải cùng thống nhất để nâng cao nhận thức, đẩy mạnh khách hàng tiềm năng và doanh thu.

Vậy làm thế nào để có thể đảm bảo hoạt động marketing và bán hàng được liên kết trong suốt hành trình digital transformation?

Vai trò mới của marketing trong digital transformation

Dù trách nhiệm chuyển đổi số từng là của riêng CEO và COO, nhưng hiện nay, công việc dẫn dắt nhiều cấu trúc của các dự án số là do CMO và bộ phận marketing đảm nhiệm.

Theo nghiên cứu trong chương trình “Sự phát triển của marketing – Lãnh đạo, chuyển đổi, kỹ năng, thách thức & tương lai”, có đến 71% marketer cấp cao và 61% marketer cấp trung chịu trách nhiệm về digital transformation trong tổ chức của họ.

Họ chịu trách nhiệm chính về trải nghiệm của khách hàng, thông tin chi tiết về dữ liệu và mang lại ROI (tỷ suất lợi nhuận) cho các hoạt động marketing. Những lĩnh vực chính này giúp thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và nâng cao hành trình của khách hàng trên nhiều điểm chạm khách hàng (touchpoint) để thu hút khách hàng tiềm năng và đem về khách hàng tiềm năng chất lượng cao cho đội ngũ kinh doanh.

Chris Parkin, Giám đốc Cấp cao của Adobe cho biết: “Digital transformation cho phép doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng để xác định khách hàng và phân khúc đối tượng cụ thể, hiểu hành vi và dự đoán các hành động, điều này cho phép chúng tôi sử dụng dữ liệu để tạo ra sự thấu hiểu hướng đến hành động và cải thiện kết quả của khách hàng”.

Tại sao liên kết marketing và sales lại quan trọng?

Cuối cùng, bạn muốn bộ phận kinh doanh và marketing hoạt động như một cỗ máy được bôi trơn. Một cách lý tưởng thì bộ phận marketing nên đo lường, hiểu và nuôi dưỡng ý định của khách hàng tiềm năng, nhằm tạo ra các khách hàng tiềm năng có mức độ tương tác cao có thể được chuyển giao liền mạch cho bộ phận kinh doanh để chốt khách.

Trường hợp khách hàng tiềm năng chưa sẵn sàng mua hàng, quy trình sẽ thực hiện theo cả hai cách, khách hàng tiềm năng tiếp tục tham gia vào hành trình marketing để chăm sóc thêm.

Thật không may, điều này thường khó xảy ra. Khách hàng tiềm năng có thể bị lãng quên hoặc không được chăm sóc đúng cách. Vậy làm thế nào bạn có thể cải thiện quy trình này cho doanh nghiệp của mình?

  1. Áp dụng những cách làm việc mới

Cách chúng ta làm việc đã thay đổi sau COVID-19 và các công ty cần áp dụng một phương thức giao tiếp mới. Làm việc từ xa (remote) hoặc kết hợp (hybrid) với cộng tác nhóm và các cuộc họp ảo có thể hiệu quả trong khi quy trình làm việc vẫn mang lại khách hàng tiềm năng trong phễu khách hàng. Điều này làm cho việc cập nhật dữ liệu khách hàng và thông tin cuộc họp trở nên cực kỳ quan trọng bởi một bên cần biết bên kia đang làm gì.

  1. Sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Mỗi doanh nghiệp nên có một phần mềm CRM để lưu trữ, thu thập và phân khúc thông tin khách hàng cũng như xác định các cơ hội bán hàng. Một số phần mềm có thể kể đến là Salesforce, Zendesk và Zoho. CRM của bạn cũng phải được liên kết với bất kỳ công cụ tự động hóa nào mà hoạt động marketing sử dụng, để xây dựng bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng tiềm năng và đồng thời lưu trữ dữ liệu ở cùng một nơi.

  1. Áp dụng quản lý dựa trên tài khoản (ABM)

Đây là chiến lược tiếp cận thị trường mà đội ngũ kinh doanh và marketing có thể sử dụng để nhắm mục tiêu vào các tài khoản cụ thể, phù hợp với hồ sơ khách hàng lý tưởng, hoặc đã được xác định là phù hợp với sản phẩm của bạn. Chiến lược ABM nhằm mục đích tạo thông điệp và nội dung phù hợp để đưa họ qua kênh bán hàng cùng với việc theo dõi hiệu suất và đo lường ROI.

  1. Điều chỉnh nội dung

Nội dung rất quan trọng đối với các nhà làm marketing và người bán hàng,, như một cách để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tạo ra vô số nội dung tuyệt vời nhưng điều quan trọng là nội dung đó có khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực hay không. Nhóm kinh doanh cần cung cấp thông tin cho nhóm tiếp thị để họ có thể tạo nội dung phù hợp giúp chuyển đổi các tài khoản lớn và nhỏ.

  1. Khai thác phễu nuôi dưỡng

Khách hàng tiềm năng cần thông tin vào các thời điểm khác nhau trong hành trình của họ.

Ví dụ, một blog hoạt động hiệu quả sẽ thu hút một khách hàng tiềm năng, nhưng đó cũng có thể là sách trắng (tài liệu cung cấp thông tin của doanh nghiệp với mục đích đưa ra chính sách quan trọng, giới thiệu chương trình, dự án), hoặc những lời nhận xét của khách hàng khác sau khi đã trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ có thể giúp họ đạt được mục tiêu. Vì vậy, nắm bắt ý định và nhu cầu của khách hàng ở mọi giai đoạn là điều cần thiết.

  1. Hiện đại hóa và số hóa

Chỉ áp dụng các hệ thống và công nghệ mới là chưa đủ, nhân viên kinh doanh và marketing cần có kiến ​​thức về các kỹ năng về digital. Điều này đòi hỏi cả hai nhóm phải hiểu quy trình khách hàng tiềm năng hoạt động như thế nào và cách sử dụng các công cụ trực tuyến như LinkedIn hoặc CRM để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Trong một báo cáo về kỹ năng digital marketing và công nghệ, Olivia Kearney, CMO của Microsoft phát biểu: “Kỹ năng digital là cần thiết đối với các marketer, nhưng nó cũng thay đổi nhanh chóng trong hoạt động bán hàng. Rất nhiều tổ chức truyền thống phải cân nhắc, không phải về marketing trực tiếp hay marketing theo lĩnh vực, mà là làm thế nào để họ tạo ra đa kênh kết nối với thị trường. Tôi nghĩ rằng sẽ có cơ hội tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả, giúp nâng cao kỹ năng marketing và sales”.

Những lợi ích của việc liên kết marketing và sales là gì?

Có nhiều lợi ích khi liên kết sales và marketing. Nó không chỉ thúc đẩy sự hợp tác nội bộ tốt hơn mà còn cho phép các thành viên của mỗi bộ phận tìm hiểu thêm về những gì người khác làm. Hãy xem xét 3 lợi ích chính đối với một doanh nghiệp:

  1. Kích hoạt chiến lược đa kênh

Chiến lược đa kênh có vẻ là một từ thông dụng và vô cùng quan trọng khi có rất nhiều điểm chạm khách hàng – cả trực tuyến và ngoại tuyến – trong một doanh nghiệp.

Chìa khóa của chiến lược đa kênh: Khi nhắc đến khách hàng, hãy cân nhắc mọi tương tác.

Chiến lược đa kênh hướng đến việc mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, vì vậy, bất kể khách hàng tương tác với doanh nghiệp của bạn ở đâu thì hành trình của họ cũng không bị gián đoạn.

Điều này có ý nghĩa gì trong thế giới thực? Giả sử khách hàng tiềm năng được tạo thông qua mã QR trong quảng cáo trên báo chí. Sau đó, mã này sẽ hướng khách hàng đến trang đích nhắc họ cung cấp thông tin để họ có thể tải xuống sách điện tử. Tiếp theo, thông tin của khách hàng tiềm năng này sẽ được chuyển cho nhân viên kinh doanh để họ liên hệ và khám phá ý định của khách hàng hoặc chuyển vào kênh email để chăm sóc cho đến khi khách hàng đủ điều kiện làm khách hàng tiềm năng để được chuyển tiếp đến cho người bán.

Mỗi tương tác này cần được gắn thương hiệu để có thể thấy rõ tương tác đó đến từ ai, với thông tin liên quan và phù hợp (nếu có thể). Đó là chìa khóa của chiến lược đa kênh: Khi nhắc đến khách hàng, hãy cân nhắc mọi tương tác.

  1. Thu thập thông tin thấu hiểu khách hàng tốt hơn

Nếu các nhóm marketing và sales làm việc cùng nhau thì việc thu thập thông tin quan trọng về triển vọng và khách hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù các marketer thường có tầm nhìn bao quát về một ngành hoặc khách hàng tiềm năng, nhưng người bán cũng có thể có những hiểu biết cụ thể và hành động mà đội ngũ marketing có thể sử dụng để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Bạn có thể nhận thông tin chi tiết về khách hàng từ:

  • Cuộc trò chuyện bán hàng trực tiếp
  • Khảo sát hoặc thăm dò ý kiến
  • Phản hồi của khách hàng
  • Dữ liệu của bên thứ ba
  • Sự kiện, ví dụ như webinar trực tiếp hoặc livestream trên mạng xã hội
  • Tương tác nội dung
  • Thử nghiệm A/B
  • Nghiên cứu thị trường
  • Thông tin chuyên sâu về ngành
  • Podcast

Đó là sự kết hợp của hai lĩnh vực để có thể vẽ nên bức tranh chính xác và chi tiết về khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Kết hợp dữ liệu định lượng và định tính để xây dựng kiến ​​thức về khách hàng và tạo chân dung khách hàng chi tiết để đảm bảo trọng tâm rõ ràng cho tất cả các bên.

  1. Thúc đẩy việc cá nhân hóa

Theo McKinsey, hơn 3/4 người tiêu dùng nói rằng việc nhận thông tin liên lạc được cá nhân hóa là yếu tố chính thúc đẩy họ cân nhắc thương hiệu và 78% cho biết nội dung như vậy khiến họ có nhiều khả năng mua lại hơn.

Cá nhân hóa không chỉ hiệu quả trong việc thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng mà còn hiệu quả trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng và khuyến khích lặp lại việc mua hàng. Bởi mọi người đều thích được coi trọng nên nếu doanh nghiệp của bạn thể hiện sự thấu hiểu và quan tâm đến khách hàng, nhiều khả năng họ sẽ phản hồi tích cực.

Cách hiệu quả nhất để thúc đẩy cá nhân hóa là thông qua nội dung. Các nhóm marketing và sales có thể cùng nhau thảo luận về các khách hàng mục tiêu hoặc khách hàng tiềm năng tương tự để xây dựng truyền thông và các chiến dịch có thể thu hút khách hàng và tăng tương tác.

Cách liên kết các đội ngũ sales và marketing

Hiểu được lý do và lợi ích của việc liên kết các nhóm sales và marketing của mình, tiếp theo bạn sẽ triển khai việc này như thế nào?

  1. Tập trung vào tư duy và văn hóa

Digital transformation không chỉ là về công nghệ mới hiện đại nhất, mà còn là thay đổi tư duy tiếp nhận kỹ thuật số, là hành trình cần thiết để cạnh tranh trong thế giới trực tuyến.

Bằng cách đưa digital vào quy trình và cách thức làm việc, lực lượng lao động sẽ giúp nuôi dưỡng văn hóa kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là khuyến khích tính minh bạch, thúc đẩy cộng tác, chấp nhận những rủi ro đã được tính toán trước và cung cấp chương trình đào tạo giúp nâng cao kỹ năng sử dụng Digital.

  1. Sáng tạo

Trở thành một doanh nghiệp nổi bật là một điều khó, cho nên, quan trọng là phải có điểm khác biệt. Liệu bạn có thể tạo ra những trải nghiệm “thú vị” hoặc cung cấp cho khách hàng tiềm năng và khách hàng điều gì đó mà các doanh nghiệp khác không thể?

Metaverse là một lĩnh vực cung cấp cách kết nối mới cho khách hàng bằng cách nhập vai. Thực tế nhân tạo (Artificial Reality) và thực tế ảo (Virtual Reality) cũng là những công cụ được sử dụng để tạo trải nghiệm mới, chẳng hạn như chế độ xem 360 độ một trong các cửa hàng hoặc dây chuyền sản xuất sản phẩm của bạn. Hãy sáng tạo và đổi mới trải nghiệm khách hàng để không chỉ nổi bật mà còn đáng nhớ trong tương tác với khách hàng.

Brian Corish, kiến trúc sư trải nghiệm của Accenture Interactive, chia sẻ rằng: “Hãy bắt đầu bằng việc hiểu nhu cầu của khách hàng và đổi mới trải nghiệm xoay quanh những nhu cầu này, không chỉ làm cho nó tốt hơn, đây cũng là điểm mà các tổ chức đã gặp khó khăn trong một thời gian. Và sau đó chúng ta hãy tiến về phía trước. Hãy bắt đầu thử áp dụng trong quy mô nhỏ trước để đảm bảo thứ mà chúng ta đang tạo ra là phù hợp”.

  1. Nâng cao kỹ năng, đào tạo đội ngũ

Thực tế là, digital transformation sẽ không diễn ra nếu không có sự hợp tác và hỗ trợ của toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Điều đó đặc biệt đúng đối với đội ngũ kinh doanh và marketing bởi họ chịu trách nhiệm thu hút và chuyển đổi khách hàng, do đó họ cần có kiến ​​thức và kỹ năng digital để tương tác và gây ảnh hưởng trực tuyến.

Với việc kết hợp làm việc từ trở thành tiêu chuẩn của nhiều doanh nghiệp, nhiều chuyên gia đang chọn những công việc mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này có nghĩa là chính nhân viên là người kiểm soát điều khiển doanh nghiệp và các công ty phải cung cấp các đặc quyền nâng cao nghề nghiệp như đào tạo nội bộ và phát triển chuyên môn liên tục để thu hút và giữ chân nhân viên.

Báo cáo học tập tại nơi làm việc lần thứ 4 của LinkedIn cho thấy 94% chuyên gia cho biết họ sẽ vẫn trung thành với công việc bán hàng hiện tại nếu công ty đó đầu tư vào việc học hỏi và phát triển liên tục của họ. Đây là điều cần được lưu tâm nếu bạn là một doanh nghiệp đang trong quá trình digital transformation.

Kết luận

Như bạn có thể thấy, có rất nhiều điều phải suy nghĩ khi nói đến đội ngũ marketing và sales liên quan đến digital transformation.

Nhưng khi đã liên kết thành công, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp là vô tận, không chỉ giúp tạo nên các nhóm gắn kết, vui vẻ trong doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng, thúc đẩy khách hàng tiềm năng, và bán hàng, giúp doanh nghiệp của bạn cạnh tranh và thành công trong thế giới digital.

5 BƯỚC TỐI ƯU CHIẾN DỊCH TIKTOK SEO – RANK NO.1 TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM 1200 627 Trà My

5 BƯỚC TỐI ƯU CHIẾN DỊCH TIKTOK SEO – RANK NO.1 TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM

  1. Tiktok SEO có ảnh hưởng như thế nào?

Tiktok định vị mình là nền tảng giải trí mạng xã hội thay vì một công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên người dùng Tiktok vẫn dùng công cụ tìm kiếm của Tiktok rất nhiều. Theo dữ liệu nội bộ của Google, gần 40% người dùng Gen Z thích sử dụng công cụ tìm kiếm của TikTok và Instagram hơn tìm kiếm trên Google. Trên thực tế, chính phó chủ tịch cấp cao của Google, Prabhakar Raghavan, đã nói rằng “những người dùng internet mới không có những kỳ vọng và suy nghĩ mà [Google] đã quen thuộc”. Google đã xác nhận rằng TikTok đang ăn sâu vào hoạt động kinh doanh tìm kiếm của họ, đặc biệt là trong số những khán giả trẻ tuổi coi trọng tính xác thực và nội dung được cộng đồng xác thực.

Động lực chính đằng sau việc TikTok chuyển sang phát triển phần công cụ tìm kiếm là khả năng của TikTok trong việc cung cấp cho người dùng nội dung có giá trị và hấp dẫn, được cộng đồng gồm những cá nhân và người sáng tạo có cùng chí hướng công nhận.TikTok vốn đã hoạt động giống như truyền miệng (ngoại trừ trên phạm vi toàn cầu), nghĩa là nó khuếch đại tỷ lệ vốn đã cao trong số 92% người tiêu dùng tin tưởng truyền miệng hơn tất cả các hình thức khác của quảng cáo. Từ việc tìm kiếm đánh giá của khách hàng về máy sấy tóc Dyson mới nhất hay địa điểm hẹn hò ban đêm tuyệt vời nhất ở Đà Lạt, người dùng sẽ truy cập TikTok để biết thông tin dựa trên trải nghiệm thực tế thay vì quảng cáo trả phí hoặc tài trợ của công ty lớn.

Do TikTok chuyển sang phát triển công cụ tìm kiếm, ngày càng có nhiều thương hiệu chuyển sang sử dụng TikTok như một cách để kết nối với khán giả theo cách trực tiếp hơn. Đây chính xác là nơi mà TikTok SEO phát huy tác dụng: các thương hiệu và người sáng tạo nội dung cần hiểu về Tiktok SEO để nội dung TikTok của họ được đúng đối tượng nhìn thấy trong quá trình tìm kiếm của họ.

  1. Các bước tối ưu Tiktok SEO

Dưới đây là 5 bước trong công thức tối ưu Tiktok SEO cho nội dung video của bạn.

2.1. Bước 1: Hiểu khán giả mục tiêu và đối tượng tìm kiếm của họ

Trước khi tạo phần nội dung, hãy xác định rõ:

  • Bạn đang cố gắng tiếp cận ai và đối tượng đó có thể đang tìm kiếm điều gì trên TikTok.
  • Bạn có phải là thương hiệu chăm sóc tóc đang tìm cách thu hút người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm dầu gội đầu tốt nhất cho loại tóc của họ không?
  • Hay bạn là một công ty SaaS mới nhắm mục tiêu đến các chủ doanh nghiệp nhỏ muốn có các công cụ giúp tăng năng suất làm việc của họ?

Hiểu đối tượng của bạn và cách thương hiệu của bạn phù hợp với cuộc sống của họ là bước đầu tiên để hiểu mục đích tìm kiếm của đối tượng lý tưởng của bạn. Mục đích tìm kiếm phản ánh thông tin mà người dùng đang tìm kiếm trong quá trình tìm kiếm của họ, sau đó thông báo loại nội dung mà họ thấy có liên quan.

2.2. Bước 2: Chọn từ khoá phù hợp cho video của bạn

Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn và mục đích tìm kiếm của họ hỗ trợ bước tiếp theo của quy trình: chọn từ khóa phù hợp để sử dụng trong video của bạn. Có 3 thành phần chính cần xem xét khi chọn từ khóa cho Tiktok SEO:

  • Search volume = có bao nhiêu người đang tìm kiếm từ khóa của bạn
  • Mức độ liên quan = mức độ liên quan của nội dung của bạn với từ khóa đang được tìm kiếm
  • Độ khó của từ khóa = mức độ khó để nội dung của bạn xếp hạng cho từ khóa đó (độ khó của từ khóa cao có nghĩa là đó là một chủ đề cần phải cạnh tranh hơn để xếp hạng)

Theo nguyên tắc chung, cách để chọn từ khoá cho Tiktok SEO là:

  • Lượng search volume cao = đây là một từ khóa mà mọi người đang thực sự tìm kiếm
  • Mức độ liên quan cao = từ khóa này liên quan trực tiếp đến nội dung của bạn
  • Độ khó của từ khóa thấp = từ khóa này chưa quá bão hòa với nội dung có liên quan

Cần lưu ý rằng, không có một công thức hoàn hảo nào phù hợp với tất cả để chọn đúng từ khóa. Nhắm đến lượng tìm kiếm cao có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm từ khóa, vì các thương hiệu và người sáng tạo khác có thể đã tạo ra vô số nội dung để trả lời cho chủ đề đó. Tương tự như vậy, độ khó của từ khóa thấp có thể đồng nghĩa với mức độ liên quan thấp; chỉ vì một từ khóa dễ xếp hạng không có nghĩa là nó nhất thiết phải liên quan đến nội dung của bạn.

Không có câu trả lời đúng duy nhất cho câu hỏi chiến lược SEO TikTok tốt nhất là gì. Tuy nhiên, dưới đây là một số mô hình chiến lược khác nhau cho các trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của thương hiệu và mục tiêu của việc tối ưu hóa là gì:

Trường hợp 1: Để tiếp cận một thị trường ngách với tư cách là một thương hiệu nhỏ hơn, bạn sẽ muốn chọn một từ khóa có:

Trường hợp 2: Để tạo nội dung độc nhất (gap in existing content), bạn sẽ muốn chọn từ khóa có:

Trường hợp 3: Để tăng mức độ hiển thị và nhận thức cho đối tượng top-of-funnel bạn sẽ muốn chọn từ khóa có:

Chìa khóa để chọn đúng từ khóa Tiktok SEO là cân bằng cả ba khía cạnh về số lượng, mức độ liên quan và độ khó, đồng thời ghi nhớ mục tiêu cuối cùng của việc tối ưu hóa của bạn là gì. Tránh ưu tiên quá mức một khía cạnh so với các khía cạnh khác và đảm bảo rằng từ khóa đã chọn của bạn luôn liên quan đến mục đích tìm kiếm của khán giả.

2.3. Bước 3: Kết hợp các từ khóa vào video của bạn

Có 5 cách để kết hợp từ khóa vào video TikTok của bạn:

  • In-video text
  • Speech
  • Captions
  • Hashtags
  • Caption tự động

Và nếu có thể, bạn nên sử dụng cả 5 yếu tố trên để tối ưu Tiktok SEO.

Tối đa hóa các cách khác nhau mà từ khóa được nhắm mục tiêu của bạn hiển thị trong video của bạn đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa nội dung của mình để xếp hạng ở đầu trang kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó. Bạn đề cập đến từ khóa của mình càng nhiều lần (có lý do), càng có nhiều khả năng nền tảng sẽ đăng ký video của bạn dưới dạng một phần nội dung phù hợp liên quan đến từ khóa của bạn.

Một điều quan trọng cần lưu ý ở đây là bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang đề cập đến từ khóa của mình trong 3 giây đầu tiên của video và từ khóa đó hiển thị trên trang trình bày trang bìa. Làm như vậy không chỉ cho phép TikTok biết chủ đề video của bạn là gì mà còn cho phép những người tìm kiếm có mục đích cao nhận ra video của bạn một cách dễ dàng để tìm kiếm thông tin nhằm trả lời các truy vấn tìm kiếm của họ.

2.4. Bước 4: Xây dựng chiến lược từ khoá hashtags

Khi nói đến việc tạo chiến lược hashtag cho TikTok SEO, nó không chỉ là “càng đông càng vui”. Một chiến lược hashtag Tiktok tốt nhắm mục tiêu cả chiều rộng và chiều sâu bằng cách kết hợp kết hợp các từ khóa dài và có khối lượng lớn.

Long-tail keywords là những từ khóa dài hơn, cụ thể hơn và có mục đích cao mà người dùng có nhiều khả năng sử dụng ở giai đoạn sau của quá trình tìm kiếm của họ. Những người tìm kiếm này không còn duyệt một cách ngẫu nhiên và đang nhập các từ khóa với một hành động cụ thể trong đầu, cho dù đó là mua hàng, ghé thăm một địa điểm hay trả lời một câu hỏi.

Ngược lại, các từ khóa có lượng search volume lớn thường là các từ khóa ngắn hơn, tổng quát hơn mà một lượng lớn người dùng đang tìm kiếm. Xếp hạng các từ khóa có khối lượng lớn có lợi ích là hiển thị nội dung của bạn cho nhiều đối tượng, tuy nhiên mục đích tìm kiếm sẽ thấp hơn và tỷ lệ chuyển đổi có thể không mạnh bằng các từ khóa long-tail keywords.

Hơn nữa, index cũng là một cách hay để sử dụng hashtags của bạn và tăng khả năng khám phá cho một số chuỗi nội dung nhất định. Ví dụ: nếu định tạo một chuỗi nhiều phần về mẹo dành cho người sáng tạo nội dung, thì bạn có thể sử dụng thẻ bắt đầu bằng #[account name]contentcreatortips để nhóm nhiều video thảo luận về một chủ đề lại với nhau.

2.5. Bước 5: Sử dụng các video trước đây làm bài học để tinh chỉnh chiến lược SEO của bạn

Bước cuối cùng không nhất thiết phải gắn với bất kỳ video cụ thể nào mà là một mẹo chung hơn để luôn sử dụng các video trước đó làm công cụ học tập để tinh chỉnh chiến lược SEO TikTok của bạn cho các video trong tương lai.

Điều này có thể xảy ra dưới hình thức sử dụng lại hashtags trên các video thành công, tạo phần 2 của một chủ đề nhất định phù hợp với khán giả mục tiêu của bạn hoặc thậm chí xem xét nhận xét của các video trước đó để hiểu rõ hơn những gì khán giả của bạn đang tìm kiếm. Một cơ hội khác để học hỏi thêm là thử nghiệm A/B các thẻ bắt đầu bằng # hoặc bộ Hashtags tương tự để xác định cái nào đang thực sự hướng lưu lượng truy cập đến nội dung của bạn.

  1. Tương lai của Tiktok SEO

Mặc dù còn mới nhưng tương lai của TikTok SEO rất tươi sáng. Hashtag “TikTok SEO” trên TikTok đã có hơn 26 triệu lượt xem từ khi những người sáng tạo và quản lý phương tiện truyền thông xã hội bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc tối ưu hóa nội dung của họ theo công cụ tìm kiếm. Theo báo cáo của Cloudflare, TikTok đã chấm dứt 15 năm thống trị của Google với tư cách là miền web được truy cập nhiều nhất thế giới vào năm 2021. Nếu việc TikTok vươn lên dẫn đầu là dấu hiệu của một điều gì đó, thì đó là cách người dùng tìm kiếm và sử dụng thông tin đã thay đổi về cơ bản . Người tiêu dùng không còn tìm kiếm thông tin từ các nguồn lớn nhất hoặc uy tín nhất; họ đang tìm kiếm thông tin hấp dẫn về mặt hình ảnh, được xã hội xác thực và thực sự đáng tin cậy — và với TikTok SEO, các thương hiệu chắc chắn có thể tận dụng sự thay đổi này.

Nguồn: Brandsvietnam

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIDEO MARKETING ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1200 627 Trà My

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIDEO MARKETING ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Video Marketing là hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình bởi họ hiểu được Video Marketing là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với họ:

TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI: Sử dụng các Video mang tính sáng tạo lớn và mang lại những cảm hứng một cách rõ ràng và dễ hiểu sẽ giúp thu hút được khách hàng và nhận được sự tin tưởng của họ. Từ đó giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cao hơn.

TẠO DẤU ẤN VỚI KHÁCH HÀNG: Video Marketing chính là cách thu hút, tiếp thị mọi đối tượng khách hàng trên mọi cấp độ hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả. Từ đó, giúp xây dựng được sự tin tưởng, tạo dấu ấn đặc biệt với khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh.

TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG SEO: So với các hình thức tiếp thị khác, Video Marketing chính là hình thức được ưu tiên hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm. Điều này giúp tối ưu hoá các hoạt động SEO, giúp doanh nghiệp lọt top khi tìm kiếm từ khoá.

TRUYỀN TẢI THÔNG TIN HIỆU QUẢ: Với Video Marketing, bạn có thể dễ dàng chia sẻ video trên các nền tảng mạng xã hội cùng khả năng tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Điều này cho thấy mức độ truyền tải thông tin của Video Marketing vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG TRÊN ĐA PHƯƠNG TIỆN: Hiệu ứng độc đáo của hình thức Video Marketing cùng nội dung thu hút dễ dàng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội và tiếp cận mọi đối tượng khách hàng trên các phương tiện một cách hiệu quả.

Công Ty Thương Mại & Truyền Thông Quốc Tế Bảo Sơn

Địa chỉ: 177 Trần Huy Liệu, Phường 08, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Email: info@bismedia.vn

Hotline: 081 519 8877

5 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SỐ HIỆU QUẢ NHẤT 1920 1080 Trà My

5 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SỐ HIỆU QUẢ NHẤT

Một chiến lược xây dựng thương hiệu số thành công không chỉ đem lại tỷ số lợi nhuận cao mà nó còn đem về những tài sản vô hình quan trọng như lòng tin, sự tín nhiệm, nhận thức và lòng trung thành của khách hàng.

Tầm quan trọng của xây dựng chiến lược thương hiệu số

Có 4,66 tỷ người sử dụng internet năm 2021, chiếm 59,5% dân số hành tinh, và con số này đang ngày càng gia tăng. Chính vì thế, internet là công cụ để tiếp cận được lượng khách hàng trực tuyến lớn hơn rất nheieuf so với bất kỳ một chiến lược truyền thống nào. Và để thành công trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, bạn cần xây dựng một thương hiệu hiệu quả trên các nền tảng kỹ thuật số.

Một công ty không có thương hiệu sẽ trở nên mờ nhạt, không tạo được sự tin cậy và không có điểm nhấn trong lòng khách hàng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu số là gì?

Chiến lược xây dựng thương hiệu số hay còn gọi là chiến lược xây dựng thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số (Digital Branding Stratergy) là cách truyền thông tin nhận dạng thương hiệu của mình tới người tiêu dùng trực tuyến với mục tiêu tổng quát là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng sự trung thành của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu kỹ thuật số lấy tính cách thương hiệu này và định vị chiến lược để nó hoạt động cạnh tranh trong một thị trường nhất định.

Làm thế nào để tạo ra một chiến lược xây dựng thương hiệu số?

Chiến lược xây dựng thương hiệu số phải là một chiến lược dài hạn với mục tiêu rõ ràng, nghiên cứu dài hạn, triển khai toàn diện, nhất quán. Để xây dựng một chiến lược phù hợp và hoàn chỉnh, bạn nên:

– Xác định sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu

– Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

– Xác định rõ kênh bán hàng và chọn nền tảng kỹ thuật số phù hợp

– Xuất bản nội dung chất lượng

– Tận dụng cơ hội thị trường và định vị cạnh tranh

– Thực hiện nghiêm chỉnh kiểm tra thương hiệu

Xây dựng thương hiệu và một quá trình liên tục và lâu dài. Giống như việc nuôi dưỡng một cây non, để cây vươn cao, vươn rộng hơn thì cần thời gian chăm bẵm cho cây phát triển.

Chiến lược xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số

Có 5 chiến lược xây dựng thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số hiệu quả trong năm 2022 mà bạn không nên bỏ qua:

Website và SEO

Trang web đóng vai trò như một mặt tiền của cửa hàng cho doanh nghiệp của bạn. Một trang web đẹp, chỉnh chu, thông tin bố cục rõ ràng sẽ tạo thiện cảm với khách hàng. Khi khách hàng muốn biết thêm về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ tìm kiếm tên thương hiệu của doanh nghiệp trên google. Xây dựng 1 website tốt để luôn hiển thị trong các công cụ tìm kiếm khi khách hàng cần.

Cần tối ưu hoá trang web để nó xếp hạng cao trong kết quả của các công cụ tìm kiếm cho các từ khoá liên quan đến doanh nghiệp.

SEO nhằm mục đích tăng lượng truy cập đến trang web của doanh nghiệp từ những người tiêu dùng đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, cũng như những người dùng đang tìm kiếm nhiều nội dung hàng đầu của kênh hơn.

Truyền thông xã hội

Một chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội có thể có một hoặc một số nền tảng truyền thông xã hội, tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn và sở thích nền tảng của đối tượng khách hàng.

Một số nền tảng phổ biến nhất cho chiến lược tiếp thị trên Internet này bao gồm:

– Facebook

– TikTok

– Instagram

– Youtube

– Pinterest

– Twitter

– LinkedIn

Mục tiêu cốt lõi của tiếp thị truyền thông xã hội là giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng chuyển đổi, đồng thời xây dựng và duy trì danh tiếng của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao tiếp thị truyền thông xã hội tập trung vào việc tạo ra nội dung thông tin và quảng cáo, cộng với tương tác với người dùng trên các nền tảng khác nhau.

Email Marketing

Tiếp thị qua email tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện tại, cũng như thu hút và tiếp cận những khách hàng mới.

Phần cốt lõi của tiếp thị qua email là phát triển và tinh chỉnh các chiến dịch của doanh nghiệp, cũng như tăng lượng khách hàng. Giống như tiếp thị nội dung, tiếp thị qua email cũng tập trung vào việc cung cấp cho người dùng thông tin có giá trị – nếu không, mọi người sẽ không tiếp tục đăng ký.

Tiếp thị qua email giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu, các lượng tin tức được cá nhân hoá giúp khách hàng cảm thấy được sự tôn trọng, yêu quý.

Tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung là một cách hiệu quả để tạo mối liên kết giữa khán giả và sản phẩm của bạn. Tiếp thị nội dung cũng làm cho thương hiệu kỹ thuật số trở nên nhân văn hơn. Nếu tiếp thị kỹ thuật số nhấn mạnh vào việc bán hàng, thì tiếp thị nội dung tập trung nhiều hơn vào việc thu hút khán giả bằng nội dung của bạn. Dưới đây là một số chiến lược tiếp thị nội dung mà bạn có thể thực hiện.

Tiếp thị người ảnh hưởng

Đây đang là xu hướng tiếp thị phát triển trong thời gian gần đây, giúp sử dụng tệp khách hàng của người nổi tiếng để tăng nhận diện về thương hiệu. Chọn một người ảnh hưởng phù hợp với sứ mệnh và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu số là một quá trình dài hạn, cần có kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể trên những công cụ phù hợp để đưa thương hiệu chạm đến trái tim khách hàng.

Nguồn: Build Brand

VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA INBOUND MARKETING 1200 627 Trà My

VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA INBOUND MARKETING

Inbound Marketing là một chiến lược Marketing khuyến khích khách hàng tiềm năng thực hiện động thái đầu tiên. Cho dù bạn điều hành một doanh nghiệp lớn hay nhỏ , Inbound Marketing có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong khi mang lại cho bạn lợi tức đầu tư mạnh mẽ. Bài viết này SunMedia sẽ chia sẻ cho bạn kiến thức về Inbound Marketing nhé!

Inbound Marketing và Outbound Marketing

Inbound Marketing và Outbound Marketing  rất khác nhau, mặc dù chúng có chung mục tiêu là tăng chuyển đổi và bán hàng. Inbound Marketing xảy ra khi bạn tạo ra nội dung xuất sắc, bắt mắt để được khám phá một cách tự nhiên hơn; Outbound Marketing là khi bạn tiếp cận trực tiếp với các cá nhân.

Ví dụ: để đáp ứng định nghĩa của Inbound Marketing, bạn cung cấp nội dung không thể chấp nhận được như blog, sách trắng, email, phương tiện truyền thông xã hội và SEO để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sau đó, nội dung được truyền miệng, chia sẻ trên mạng xã hội và quảng cáo không làm gián đoạn trải nghiệm tổng thể của người dùng.

Trong Outbound Marketing truyền thống, các Marketers đã tìm kiếm sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách “phá vỡ”. Thương hiệu đặt mình trước những khách hàng tiềm năng và hy vọng họ sẽ quan tâm đến việc mua hàng. Một số ví dụ về Marketing ra nước ngoài bao gồm quảng cáo trên TV, bảng quảng cáo, tiếp thị qua điện thoại, quảng cáo trên đài phát thanh và thư trực tiếp.

Xu hướng Inbound Marketing

Xu hướng Inbound Marketing đang có rất nhiều thay đổi. Đây chỉ là một vài trong số những cái hàng đầu:

  • Tương tác
  • AI
  • Nội dung di động được cá nhân hóa
  • Marketing tự động
  • Marketing video

Bất kể bạn theo xu hướng nào, một yếu tố là vượt thời gian: Tiếng nói thương hiệu của bạn. Khách hàng phản hồi tốt nhất đối với các chiến lược Inbound Marketing khi công ty có vẻ chính hãng.

Vai trò của tự động hóa Marketing trong Inbound Marketing

Để thực hiện một chiến lược Inbound Marketing thành công, bạn cần có các công cụ phù hợp. Và công cụ cần thiết nhất là  tự động hóa Marketing.

Tự động hóa Marketing được thiết kế đặc biệt để giúp các Marketers thực hiện quá trình Inbound Marketing. Đó là một nền tảng phần mềm dưới dạng dịch vụ giúp các Marketers tìm hiểu thêm về khách hàng tiềm năng, chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành doanh số bán hàng và tối ưu hóa chi tiêu Marketing.

Nền tảng tự động hóa Marketing tốt nhất bao gồm các công cụ cho tất cả các chiến thuật mà chúng tôi đã đề cập ở trên, chẳng hạn như:

  • Tự động hóa Email
  • CRM tích hợp hoặc tích hợp
  • Tính năng người mua Persona
  • Trình tạo blog
  • Chấm điểm dẫn đầu
  • Trình tạo trang đích
  • Trình tạo biểu mẫu động
  • Nhận dạng khách truy cập trang web
  • Theo dõi hành vi

Tất cả các tính năng này đều tồn tại để thực hiện chu trình Inbound Marketing và tất cả chúng đều được bao gồm trong một nền tảng tự động hóa Marketing tốt.

Kết quả là rõ ràng:  Một nền tảng tự động hóa Marketing là điều cần thiết cho mọi nhà Inbound Marketing. Nó sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian bằng cách giúp bạn lên lịch email hoặc thông tin tệp; nó có thể giúp bạn chuyển đổi chiến lược Marketing của mình và bán hàng hơn bao giờ hết.

Lợi ích Inbound Marketing

Inbound Marketing có rất nhiều lợi ích. Ví dụ: chi phí thấp hơn trung bình 61% so với chi phí đi ra ngoài và 41% Marketers trên toàn thế giới cho biết hoạt động Inbound Marketing của họ cho thấy ROI đáng chú ý. Ngoài ra, những Marketers và công ty có blog cho thấy ROI thậm chí còn cao hơn cho những nỗ lực trong nước của họ.

Ngoài ra, khi được thực hiện tốt, Inbound Marketing mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn mười lần so với hướng ra ngoài.

Những con số này cho thấy xu hướng ngày càng tăng trong hành vi của người tiêu dùng. Các chiến thuật ra ngoài truyền thống chỉ đơn giản là không tạo ra doanh thu như họ đã từng làm. Thay vào đó, người tiêu dùng bị thu hút nhiều hơn bởi những thương hiệu cung cấp nội dung thú vị, phù hợp.

Hãy xem xét điều này: 61% người tiêu dùng thích các công ty cung cấp nội dung tùy chỉnh, điều này không thể thực hiện được với Marketing ra nước ngoài. Bán cứng không hoạt động nữa.

Nhưng nếu một thương hiệu có thể xây dựng một mối quan hệ có ý nghĩa thông qua nội dung phù hợp, người tiêu dùng có thể quan tâm hơn đến những gì họ phải nói và bán.

Inbound Marketing: Một chiến lược đáng giá

Inbound marketing là tiếp thị nội dung tập trung vào việc thu hút người dùng, chứ không phải qua mặt họ. Marketing cá nhân hóa là cách duy nhất nó hoạt động.

Hoàn thiện Inbound Marketing cần thời gian và nỗ lực, nhưng lợi tức đầu tư thường đáng giá cho tất cả mọi người, từ các doanh nghiệp nhỏ đến các đại lý Marketing.

Tuy nhiên, cho dù bạn đang tìm hiểu về Inbound Marketing lần đầu tiên hay bạn có một nhóm nhỏ có thể không có đủ băng thông để triển khai nó, bạn có thể cần thêm một số trợ giúp từ nền tảng Inbound Marketing.

Và còn rất nhiều điều về Inbound Marketing, hãy Follow SunMedia để biết nhiều thông tin về Marketing nhé!

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 1200 627 Trà My

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9

SunMedia trân trọng gửi đến Quý khách hàng, Quý Đối tác lịch nghỉ lễ quốc khánh 02/09/2022

Nhằm thuận tiện cho Quý khách hàng trong việc liên hệ tư vấn hay hỗ trợ về dịch vụ thẩm định giá, Chúng tôi trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Quý đối tác lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 như sau:

  • Thời gian nghỉ: Thứ 5 (01/09/2022) và Thứ 6 (02/09/2022)
  • Thời gian làm việc trở lại: Thứ hai, ngày 05/09/2022

SunMedia xin gửi lời chúc đến Quý khách hàng, Quý Đối tác & toàn thể Anh/Chị/Em cán bộ nhân viên có thật nhiều sức khỏe, một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và ý nghĩa bên gia đình và người thân.

Trân trọng thông báo!

    Join our Newsletter

    We'll send you newsletters with news, tips & tricks. No spams here.

      Contact Us

      We'll send you newsletters with news, tips & tricks. No spams here.