3 SAI LẦM KHIẾN CPM QUẢNG CÁO CỦA BẠN ĐẮT ĐỎ
Chi phí CPM tác động không nhỏ lên ngân sách kinh doanh của tất cả các ngành nghề. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm giải pháp.
1. CPM là gì?
CPM là viết tắt của cost per 1000 impressions” tức chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Về cơ chế hoạt động, trước khi chạy ads, nhà quảng cáo sẽ đặt ra 1 giá thầu mà họ đồng ý chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo tại những vị trí mà khách hàng dễ dàng bắt gặp. Còn phía Google sẽ có những thuật toán để tính toán số lần hiển thị và mặc định đó là lượt xem để tính tiền nhà quảng cáo.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể tham khảo ví dụ sau:
Sau chiến dịch, số tiền chi cho quảng cáo là 1 triệu đồng.
Theo thống kê, có 20 nghìn người truy cập Web thấy banner quảng cáo.
Vậy CPM = 1.000.000/ 20.000 x 1000 = 50.000
Suy ra, bạn đã tiêu 50 nghìn đồng cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo.
2. Ưu điểm & nhược điểm của CPM
2.1 Ưu điểm
- Đơn giản, dễ sử dụng, dễ kiếm lời. Bạn chỉ là đăng ký đặt quảng cáo còn các hoạt động còn lại như tìm kiếm website quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán…đều do thuật toán thực hiện.
- Áp dụng với tất cả website hiện nay
2.2 Nhược điểm
- Mức độ khách hàng tiếp cận quảng cáo sẽ giảm đi nếu dùng hình thức này trên các trang có lượt truy cập thấp.
- Nhà quảng cáo không thể đo lường lượng người vào xem.
3. CPM bao nhiêu thì tốt?
Chi phí CPM sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu chiến dịch khác nhau. Với chiến dịch quảng cáo tin nhắn, CPM dao động 40 – 60 nghìn. Với chiến dịch có mục tiêu xem video, tương tác, thì CPM có thể chỉ dao động ở mức 10 – 20 nghìn. Với chiến dịch có mục tiêu chuyển đổi thì CPM sẽ cao hơn. Khi CPM cao hơn các con số trên, bạn cần xem lại và cải thiện quảng cáo của mình.
Bên cạnh đó, CPM cũng thay đổi theo các ngành hàng, lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tham khảo báo cáo dưới đây:
4. Nguyên nhân CPM tăng cao
4.1 Target sai đối tượng
Một quảng cáo có hấp dẫn tới đâu cũng không hiệu quả nếu phân phối sai đối tượng. Khi khách hàng không được đáp ứng đúng nhu cầu dẫn tới không quan tâm, thậm chí chặn quảng cáo, Facebook sẽ đánh giá thấp và hạn chế hiển thị ads của doanh nghiệp.
Để cải thiện vấn đề này, bạn cần xem xét kỹ lại tệp khách hàng bao gồm phân tích nhu cầu, tính cách hay xu hướng tiêu dùng và chọn đúng phân khúc với sản phẩm, dịch vụ của mình. Lưu ý nhỏ là tệp khách hàng không nên quá nhỏ và chi tiết khiến quảng cáo khó tiếp cận nhiều đối tượng và đẩy chi phí CPM cao.
4.2 Content không hấp dẫn
Không phải bỗng dưng chúng ta có câu “ Content is king”. Target đúng đối tượng nhưng content quá nhàm chán, hình ảnh thiếu hấp dẫn cũng là nguyên nhân khiến chi phí quảng cáo tăng cao. Vì “nỗi đau” của khách hàng không được giải quyết, họ sẽ không để lại tương tác và ads đó nhanh chóng bị Facebook đánh giá không tốt.
Giải pháp ở đây là bạn nên đầu tư nhiều chất xám cho nội dung quảng cáo của mình, cố gắng thể hiện nó nổi bật nhất, ngắn gọn và cụ thể nhất có thể. Hơn hết, hãy nói ra đúng vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải.
4.3 Quảng cáo lặp lại quá nhiều
Quảng cáo được đánh giá tốt nếu xuất hiện vừa đủ khiến khách hàng nhớ và trải nghiệm. Ngược lại, khi tần suất quá cao, ads sẽ bị đánh giá là phiền phức và dễ rơi vào thao tác chặn của khách hàng. Điều này cũng là một phàn lý do Facebook hạn chế quảng cáo và tăng chi phí của doanh nghiệp.
Lời khuyên ở đây là bạn nên giới hạn tần suất xuất hiện của quảng cáo. Thao tác này sẽ thúc đẩy Facebook giảm ngân sách khi tần suất quảng cáo đạt tới giới hạn đã cài đặt trước đó.