Truyền thông đối với doanh nghiệp quan trọng như nào?
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng ra thị trường. Truyền thông thương hiệu là công cụ để khách hàng đánh giá chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp giúp họ không ngừng cải tiến để những sản phẩm ngày càng hoàn thiện.
Truyền thông thương hiệu có vai trò thu hút sự chú ý của người tiêu dùng với sản phẩm thương hiệu, qua đó sẽ cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiêp. Cùng tìm hiểu vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp:
- Xác lập giá trị dài hạn cho thương hiệu: xây dựng và thể hiện giá trị hình ảnh của sản phẩm một cách hiệu quả nhất, có được sự tin tưởng lâu dài từ phía khách hàng. Một kênh truyền thông tốt sẽ đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu.
- Kích cầu tiêu thụ sản phẩm: xác lập con đường thuận lợi và hiệu quả nhất, đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất.
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp: đánh bóng thương hiệu, tạo hiệu ứng đám đông tác động tích cực tới khách hàng từ đó khách hàng có cái nhìn rõ ràng nhất về lợi ích của sản phẩm.
Các kênh truyền thông thương hiệu hiệu quả
Các kênh truyền thông thương hiệu ngày nay vô cùng đa dạng, mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình những phương thức truyền thông thương hiệu phù hợp và hiệu quả nhất.
- Internet
- Truyền hình/Radio
- Ấn phẩm truyền thông
- Quảng cáo ngoài trời
- Quan hệ cộng đồng
- Điểm bán hàng
- Bao bì sản phẩm
Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp
Truyền thông nội bộ là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Truyền tải thông điệp, thông tin chính thống từ phía đại diện doanh nghiệp tới chính toàn thể cán bộ nhân viên trong nội bộ nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó, gắn kết từng cá nhân vào bức tranh chung của tập thể.
Ngày nay, truyền thông nội bộ là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển văn hoá nội bộ doanh nghiệp. Một số vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp:
- Thông tin được trao đổi rõ ràng, đa chiều: Nhờ nắm được thông tin, nhiệm vụ cụ thể, nhân viên từ đó hiểu được nhiệm vụ của mình cần làm gì và chủ động hơn trong công việc.
- Nâng cao tinh thần đoàn kết: “Đoàn kết là sức mạnh” gắn kết các thành viên với nhau từ đó thống nhất mục tiêu chung, hỗ trợ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Nâng cao giá trị, tầm nhìn và văn hoá doanh nghiệp: Truyền thông nội bộ củng cố tầm nhìn, giá trị văn hoá cho nhân viên từ đó tạo nên môi trường làm việc tích cực, thân thiện.
- Tạo dựng và phát triển hình ảnh doanh nghiệp: Mỗi một thành viên trong doanh nghiệp là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc hình thành và gắn kết từng thành viên. Từ đó củng cố và phát triển hình ảnh doanh nghiệp.
- Đầu tư cho sự phát triển doanh nghiệp vững mạnh: Quan tâm đến truyền thông nội bộ chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn. Hiểu rõ vai trò của truyền thông nội bộ, lãnh đạo sẽ có kế hoạch hợp lí để đẩy mạnh phát triển nội bộ doanh nghiệp cho lợi ích lớn của công ty.
Các kênh truyền thông nội bộ hiệu quả
Ngày nay, các hình thức triển khai truyền thông nội bộ khá đa dạng.
- Các phương tiện in ấn: bảng tin, báo chí nội bộ, thông báo nội bộ,… vẫn thường được các doanh nghiệp sử dụng nhiều và có hiệu quả nhất.
- Mạng truyền thông nội bộ: fanpage, website, e-mails,…
- Đa dạng hoá và gia tăng phúc lợi nhân viên.
- Gia tăng trải nghiệm nhân viên qua việc tổ chức team buildings, các buổi training tập thể.
- Tổ chức các buổi họp giao ban, feedbacks giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhau.
Nguồn: Acheckin
Công Ty TNHH Thương Mại & Truyền thông Bảo Sơn
- Hotline : 0919 774 107/ Email: bismediavn@gmail.com
- Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM